Cuộc thi viết với chủ đề "Bảo đảm ANTT ở cơ sở" Cuộc thi viết với chủ đề "Bảo đảm ANTT ở cơ sở"

Giữ vững Kiên định, Sáng suốt, Tinh thần đấu tranh phòng chống các loại tội phạm bảo đảm an ninh, trật tự tại địa phương

1. Tình hình an ninh cơ sở:

Trong những năm gần đây, ở địa phương tình hình an ninh, trật tự, nhất là ở cơ sở diễn biến phức tạp: tội phạm, tệ nạn xã hội và các vi phạm pháp luật khác có xu hướng ngày càng gia tăng. Đã xuất hiện các "điểm nóng", các vụ khiếu kiện đông người, các mâu thuẫn, tranh chấp kéo dài dẫn đến xung đột xảy ra ở một số nơi với tính chất nghiêm trọng, tác động đến ổn định và phát triển đất nước. Đáng chú ý là các loại tội phạm môi trường, tệ nạn ma túy, cờ bạc ở các vùng nông thôn, lối sống thực dụng, buông thả trong một bộ phận tầng lớp lao động, công nhân, và những đối tượng ngày càng trẻ hóa không có việc làm ổn định tại địa phương làm ảnh hưởng đến An ninh trật tự tại địa phương.

Tình hình an ninh, trật tự tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, cũng có những diễn biến xấu: tội phạm xâm phạm sức khỏe, tính mạng, tài sản của người lao động, trộm cắp tài sản và các loại tệ nạn xã hội khác làm ảnh hưởng đến công ăn việc làm của công ty và tầng lớp lao động.

Tình hình trên đây có nhiều nguyên nhân: hệ thống chính trị cơ sở có nơi chưa có sự liên kết với nhau; sự lỏng lẻo trong quản lý của chính quyền cơ sở; tác động tiêu cực của suy thoái kinh tế toàn cầu, các thế lực thù địch ráo riết hoạt động chống phá..., các lực lượng chuyên trách, nòng cốt bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở tuy đã từng bước được xây dựng, củng cố, nhưng vẫn bộc lộ những hạn chế nhất định, bất cập.

Trong năm 2023: Công an xã Lộc An không để diễn biến phức tạp, các đối tượng tụ tập gây mất trật tự trên địa bàn, chưa để xảy ra việc hình thành băng nhóm, nhóm tội phạm có tổ chức, hoạt động theo kiểu "xã hội đen",không để hình thành các tụ điểm tệ nạn xã hội, mại dâm, ma túy lớn gây dư luận trong nhân dân. Tình hình cướp, cướp giật tài sản, tình hình tín dụng đen hoạt động không xảy ra vấn đề phức tạp. Số vụ phạm pháp hình sự xảy ra 05 vụ so với cùng kỳ năm 2022 tăng 02 vụ (05/03 vụ).

 Tình hình trộm cắp tài sản xảy ra 03 vụ làm rõ 04 đối tượng và đã bàn giao Công an huyện thụ lý ( đã khởi tố ); Cố ý gây thương tích: xảy rả 02 vụ, điều tra làm rõ 02 vụ, 03 đối tượng, bàn giao Công an huyện thụ lý ( đã thụ lý ), lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản xảy ra 01 vụ ( CAH thụ lý đã XLHC )

Tình hình trật tự an toàn giao thông trong năm xảy ra 01 vụ va chạm, so với cùng kỳ năm 2022 tăng một vụ. Không để xảy tra tình trạng ùn tắc giao thông, phối hợp Công an huyện tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự, tăng cường tuần tra xử lý vi phạm theo Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của chính phủ.

2. Xây dựng, kiện toàn các lực lượng bảo vệ an ninh cơ sở:

Bảo vệ an ninh, trật tự tại cơ sở có nhiều lực lượng tham gia, bao gồm lực lượng chuyên trách, nòng cốt (công an cấp cơ sở), dân quân tự vệ, các tổ chức quần chúng (bảo vệ dân phố, bảo vệ cơ quan doanh nghiệp, các tổ chức tự quản...) và sự tham gia tích cực của đông đảo các tầng lớp nhân dân. Thực tiễn cho thấy, trước mắt và cả lâu dài, phải tập trung sức củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của các lực lượng chủ yếu sau:

- Công an cơ sở được xác định là lực lượng nòng cốt, xung kích trong bảo đảm an ninh, trật tự ở cơ sở, hoạt động theo quy định của Luật Công an nhân dân và các văn bản khác có liên quan. Nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được giao cho công an huyện và công an cấp xã đảm nhiệm, bao gồm: công an huyện, công an phường, công an xã, thị trấn, đồn, trạm công an.

- Công an huyện (trực tiếp là lực lượng công an phụ trách xã) vừa chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ cho công an cấp xã, vừa trực tiếp tiến hành các hoạt động bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở theo quy định. Công an phường (chủ công là cảnh sát khu vực) là lực lượng tiến hành các hoạt động bảo đảm an ninh, trật tự ở cơ sở đô thị. Công an xã là lực lượng có vai trò quan trọng trong bảo đảm an ninh, trật tự ở vùng nông thôn rộng lớn (chiếm khoảng 70% diện tích và 70% số dân cả nước).

- Dân quân tự vệ là lực lượng quan trọng tham gia bảo đảm an ninh, trật tự tại cơ sở, hoạt động theo quy định của Luật Quốc phòng, Pháp lệnh Dân quân tự vệ (đang nâng lên thành luật) và các văn bản khác có liên quan. Theo các quy định này, dân quân tự vệ là lực lượng vũ trang quần chúng không thoát ly sản xuất, công tác, là một bộ phận của lực lượng vũ trang, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Chính phủ và của ủy ban nhân dân các cấp, sự chỉ đạo, chỉ huy thống nhất của Bộ Quốc phòng và sự chỉ đạo, chỉ huy trực tiếp của cơ quan quân sự địa phương. Dân quân được tổ chức tại các xã, phường, thị trấn; tự vệ được tổ chức trong các cơ quan, tổ chức; có nhiệm vụ chiến đấu, phục vụ chiến đấu, phối hợp bảo vệ an ninh, trật tự trên địa bàn.

- Bảo vệ dân phố là lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở

đô thị, hoạt động theo các quy định của Nghị định số 38/2006/NĐ-CP, ngày 17-4-2006, của Chính phủ và các văn bản liên quan. Bảo vệ dân phố là lực lượng quần chúng tự nguyện được thành lập ở các phường, thị trấn nơi bố trí lực lượng công an chính quy, do ủy ban nhân dân phường quyết định thành lập; có trách nhiệm làm nòng cốt trong việc thực hiện phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc, thực hiện một số biện pháp công tác phòng ngừa đấu tranh chống tội phạm, tệ nạn xã hội và các hành vi vi phạm pháp luật khác theo quy định của pháp luật, nhằm bảo vệ Đảng, chính quyền, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân trên địa bàn.

- Bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp là lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự tại cơ sở, hoạt động theo quy định của Nghị định số 73/2001/NĐ-CP, ngày 05-10-2001, của Chính phủ và các văn bản có liên quan. Lực lượng này được thành lập tại các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước và các tổ chức, đơn vị kinh tế thành lập theo Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã và Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; có nhiệm vụ phối hợp với công an cấp cơ sở nắm vững tình hình an ninh, trật tự, đề xuất với người đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp xây dựng nội quy bảo vệ, kế hoạch, biện pháp phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác trong cơ quan, doanh nghiệp; làm nòng cốt trong phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc trong cơ quan, doanh nghiệp...

- Các tổ chức quần chúng, tổ chức tự quản tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở rất phong phú về hình thức và hoạt động (dân phòng, thanh niên xung kích an ninh, tổ tự quản...). Các tầng lớp nhân dân là lực lượng đông đảo nhất, có vai trò quan trọng khi được huy động và tự nguyện tham gia đấu tranh phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội; giữ gìn an ninh, trật tự cơ sở.

3. Các giải pháp bảo đảm an ninh ở cơ sở:

Bảo đảm an ninh, trật tự ở cơ sở phải đặt trong chiến lược xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội ở từng địa phương và trong toàn quốc; sử dụng tổng hợp các lực lượng, biện pháp. Kết hợp chặt chẽ giữa phòng ngừa và đấu tranh. Để bảo đảm an ninh, trật tự ở cơ sở, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau đây:

Một là, cấp ủy, chính quyền các cấp quán triệt, tổ chức thực hiện các nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước để phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục, tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, nhất là tại những vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa.

Xây dựng, củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở trong sạch, vững mạnh. Sử dụng sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân và các tổ chức tự quản tại địa phương trong bảo vệ an ninh, trật tự.

Hai là, tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết số 09/1998/NQ-CP, ngày 31-7-1998 của Chính phủ, về tăng cường công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới; Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm, về phòng chống ma túy, mại dâm; phòng chống buôn bán phụ nữ và trẻ em; các đề án về phòng, chống tội phạm; các kế hoạch phối hợp phòng, chống tội phạm trong trường học, trong công nhân viên chức... Phát hiện, xử lý kịp thời các "điểm nóng" từ cơ sở, không để phát triển thành vụ việc lớn, phức tạp.

Ba là, thực hiện tốt công tác vận động quần chúng, xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ở cơ sở vững mạnh. Xây dựng và thực hiện cơ chế phối hợp giữa gia đình, nhà trường, cơ quan, tổ chức. Xây dựng thực hiện các mô hình liên kết bảo vệ an ninh, trật tự thích hợp với từng địa bàn, cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp đứng chân trên địa bàn. Tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức chính trị, tư tưởng, phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao cảnh giác xây dựng lối sống lành mạnh ở cơ sở.

Bốn là, hoàn thiện cơ sở pháp lý để sớm ban hành và triển khai thực hiện Luật Dân quân tự vệ. Xây dựng và phối hợp thực hiện cơ chế phối hợp giữa cơ quan chuyên trách, nòng cốt (công an cấp cơ sở), dân quân tự vệ, các tổ chức quần chúng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.

Năm là, tăng cường lực lượng chiến đấu cho cơ sở, bố trí cán bộ trực tiếp thực hiện vận động quần chúng và tiến hành các hoạt động nghiệp vụ bảo vệ an ninh, trật tự.

Đối với lực lượng công an cơ sở, trước mắt, trong điều kiện biên chế còn thiếu, cần củng cố, xây dựng và phát huy hiệu quả hoạt động của lực lượng cảnh sát khu vực ở thành phố, thị xã và tổ chức hợp lý các cụm, trạm công an phụ trách xã về an ninh, trật tự ở địa bàn nông thôn để quán xuyến chặt chẽ địa bàn, thực hiện tốt nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tội phạm tại địa bàn dân cư.

Về lâu dài, cần có kế hoạch ưu tiên tăng cường, bổ sung đủ biên chế cho lực lượng công an ở cơ sở và bố trí phù hợp với từng loại địa bàn; bảo đảm tính ổn định lâu dài, khi thật cần thiết mới luân chuyển sang địa bàn khác. Chuyên môn hóa lực lượng công an cơ sở để nâng cao hiệu quả hoạt động bảo đảm an ninh, trật tự.

Sáu là, kiện toàn tổ chức bộ máy, biên chế, phân công, phân cấp quản lý công an cấp cơ sở. Bộ Công an triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 03/CT-BCA, ngày 10-4-2009, của Bộ trưởng Bộ Công an, về xây dựng toàn diện công an cấp huyện đáp ứng nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự trong tình hình mới; kịp thời triển khai thi hành Pháp lệnh Công an xã theo Quyết định số 367/QĐ-TTg, ngày 20-3-2009, của Thủ tướng Chính phủ.

Đồng thời, phải khẩn trương củng cố, tăng cường các lực lượng khác tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở theo các quy định hiện hành. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ mọi mặt (chính trị, pháp luật, nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ, tiếng dân tộc...) cho lực lượng ở cơ sở bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ, đấu tranh phòng, chống tội phạm ở địa bàn dân cư.

Bảy là, tăng cường các điều kiện làm việc, trang bị phương tiện phù hợp với thực tế chiến đấu ở cơ sở nhằm nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ công an và các lực lượng khác tham gia bảo vệ an ninh, trật tự tại cơ sở. Các đơn vị chủ quản cấp trên và chính quyền cơ sở cần quan tâm bố trí trụ sở làm việc cho công an cơ sở và các lực lượng khác tham gia bảo vệ an ninh, trật tự tại cơ sở.

Tám là, xây dựng và thực hiện chế độ, chính sách cho đội ngũ cán bộ công an và các lực lượng khác tham gia bảo vệ an ninh, trật tự tại cơ sở, đặc biệt là lực lượng trực tiếp công tác chiến đấu ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo; nghiên cứu giải quyết chế độ tiền lương hợp lý, các chế độ phụ cấp trực, làm ngoài giờ, tiền đi đường; xem xét hỗ trợ giải quyết phương tiện đi lại cho cán bộ, chiến sĩ công an cơ sở./.

 Trần Hoài Nam

 

 


Thông tin tuyên truyền Thông tin tuyên truyền

Thống Kê Truy Cập Thống Kê Truy Cập

Tổng số lượt truy cập: 14509189
Số người đang truy cập: 42
Hôm nay: 24244
Hôm qua: 31689
Tuần này: 130907
Tuần trước: 289631
Tháng này: 302757
Tháng trước: 1004669

Tố giác tội phạm

 

Email công vụ

Góp ý xây dựng phát triển Công an Tỉnh

 

Văn bản chỉ đạo điều hành

Kiến nghị, Phản ánh các vấn đề khác