Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ

NHỮNG GIẢI PHÁP PCCC RỪNG

Thời tiết khô hanh, nắng nóng kéo dài khiến nguy cơ xảy ra cháy rừng rất lớn. Do đó, các cơ quan chức năng, các chủ rừng trên địa bàn tỉnh cần tăng cường triển khai nhiều giải pháp PCCC rừng hiệu quả.

I. Một số vụ cháy rừng lớn xảy ra trong thời gian qua.

1. Ngày 22/2/2016, xảy ra cháy rừng tại núi Minh Đạm thuộc tiểu khu 13, rừng phòng hộ Phước Hải (huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu). Gần 400 cán bộ, chiến sĩ cùng 07 xe chữa cháy của lực lượng Cảnh sát PCCC và một số xe tưới nước đã nỗ lực dập đám cháy rừng.

2. Vụ cháy rừng xảy ra vào trưa 28/6/2019 trên địa bàn thị xã huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh đã gây thiệt hai 67 ha rừng thông, bạch đàn và gây thiệt hại hơn 3 tỉ đồng. Nguyên nhân dẫn đến cháy rừng là do ông Phan Đình Thành (46 tuổi, trú tại xã Xuân Hồng, Nghi Xuân) đốt rác cạnh rừng. Thời điểm đốt rác là buổi trưa, thời tiết nắng nóng và gió lớn khiến đám cháy bùng phát và nhanh chóng lan rộng. Sau đó các lực lượng chức năng phải huy động 1000 người để tham gia chữa cháy và phải mất 03 ngày thì đám cháy mới được dập tắt.

Ngày 29-11, TAND huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh mở phiên tòa xét xử đối với ông Phan Đình Thành về tội vi phạm các quy định về phòng cháy, chữa cháy.

Theo cáo trạng, ngày 28/6/2019 ông Phan Đình Thành đi mua đồ ăn sáng và một chiếc bật lửa gas để hút thuốc. Sau khi về nhà, gần trưa cùng ngày, ông Thành ra vườn gom rác tại khu vực cuối vườn rồi dùng bật lửa để đốt. Nắng nóng và gió lớn khiến đám cháy bùng phát và nhanh chóng lan rộng. Ông Thành vừa dập lửa, vừa hô hoán mọi người đến giúp đỡ nhưng ngọn lửa cháy lan ra diện rộng sang rừng thông.

Đối tượng Thành đốt rác trong vườn nhà, giáp ranh với khu rừng thuộc tiểu khu.

Các lực lượng chức năng của tỉnh Hà Tĩnh nỗ lực dập lửa.

3. Vụ cháy rừng xảy ra tại rừng Khe Đót (thuộc xóm 2, xã Khánh Sơn) vào tối ngày 28/6/2019. Vụ cháy đã thiêu rụi hơn 42 nghìn cây gỗ, gần 1.000 cây mới bị cưa sau khi cháy, gần 42 nghìn cây chè.... Tổng giá trị lâm sản, tài sản bị thiệt hại do vụ cháy rừng là hơn 2,2 tỷ đồng.

Ngày 20/4, TAND tỉnh Nghệ An mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Hà Trúc (SN 1960), trú xã Khánh Sơn, huyện Nam Đàn về tội "Hủy hoại rừng".

Theo cáo trạng, tối 28/6/2019, đối tượng Hà Trúc đang ngủ thì nảy sinh ý định đốt cháy rừng Khe Đót (thuộc xóm 2, xã Khánh Sơn) để mua lại đất, trồng cây khác. Trúc lấy 4 que hương nơi bàn thờ, hộp diêm, bật lửa rồi đi đến khu vực rừng của 2 gia đình hàng xóm châm lửa đốt cháy rồi cắm vào lùm cỏ khô. Xong xuôi, Trúc bỏ về nhà. Tới 22 giờ cùng ngày, ngọn lửa bùng cháy, lan sang nhiều diện tích rừng lân cận. Do gió mạnh, nên đám cháy lan rộng theo nhiều hướng, thiêu rụi diện tích rừng của 21 hộ dân. Đến khoảng 2 giờ ngày 30/6, đám cháy được chống chế, dập tắt. Ngày 13/7/2019, Trúc đến công an đầu thú. 

Tại phiên tòa sơ thẩm, Hà Trúc bị tuyên phạt 7 năm 6 tháng tù về tội "Hủy hoại rừng", bồi thường thiệt hại cho các bị hại. Buộc bị cáo phải bồi thương cho các bị hại hơn 2,2 tỷ (được trừ đi 250 triệu đồng đã bồi thường).

Bị cáo Hà Trúc tại phiên tòa.

Điểm cháy từ rừng Khe Đót, xã Khánh Sơn đã lan ra các xóm khác khiến cả ngàn người đi dập lửa.

II. Nguy cơ gây ra cháy nổ:

- Loại rừng bị cháy chủ yếu là rừng trồng các loại cây: Thông, Bạch đàn, Keo, Tràm, Tre, nứa, rừng tự nhiên nghèo và rừng non phục hồi.

- Nguyên nhân cháy chủ yếu do không tuân thủ các quy định về phòng chống cháy rừng, như:

1. Đốt nương làm rẫy, đốt đồng cỏ gây cháy lan vào rừng (chiếm 63,9% số vụ);

2. Xử lý thực bì, dọn vườn, sử dụng lửa bất cẩn trong rừng (chiếm 21,8% số vụ); đun nấu, đốt than, đốt cỏ, sưởi ấm (chiếm 5,7%);

3. Hoạt động đốt ong, săn bắt động vật rừng... (chiếm 4%);

3. Các hoạt động du lịch sinh thái sử dụng lửa (chiếm 0,8%);

4. Hành vi cố ý đốt do mâu thuẫn cá nhân (chiếm 0,4%);

5. Các nguyên nhân khác (chiếm 3,4%).

III. Biện pháp PCCC rừng.

- Với phương châm phòng là chính, phát hiện sớm và tổ chức chữa cháy kịp thời, triệt để; kết hợp phương châm 4 tại chỗ, 4 sẵn sàng trong quá trình tổ chức thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy rừng, trong đó: Lực lượng PCCC rừng tại chỗ có vai trò quan trọng trong công tác PCCC rừng, hàng năm lực lượng này đã kịp thời phát hiện và dập tắt tại chỗ trên 75% số vụ cháy ngay từ khi mới phát sinh, góp phần ngăn chặn không để xảy ra cháy lớn, gây thiệt hại về rừng. Hiện nay, các thôn, bản và các xã có rừng đã thành lập tổ đội PCCC cơ sở với sự hỗ trợ hướng dẫn của Kiểm lâm địa bàn. Bên cạnh đó cấp ủy chính quyền địa phương, chủ rừng và các cơ quan chức năng cần làm tốt các công tác sau:

1. Hạt kiểm lâm, chủ rừng, chính quyền địa phương cấp xã thường xuyên rà soát, kiểm tra lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, thực hiện hiệu quả phương châm "4 tại chỗ" trong PCCC rừng; tăng cường lực lượng tuần tra, kiểm soát và hướng dẫn việc sử dụng lửa trong rừng và ven rừng của người dân, đặc biệt trong các đợt cao điểm nắng nóng; xây dựng phương án PCCC rừng phù hợp với tình hình thực tế của các khu rừng và đia phương.

2. Tăng cường tuyên truyền giáo dục, phổ cập kiến thức về phòng chống cháy rừng, hình thành phong trào thi đua bảo vệ rừng một cách thường xuyên, liên tục, sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân. Song song với vận động quần chúng nhân dân tự nguyện thay đổi thói quen canh tác, sản xuất nông nghiệp lạc hậu như đốt rừng, đốt nương,… nâng cao ý thức cảnh giác và kiểm soát nguồn phát lửa trong các chuyến đi rừng; tổ chức ký cam kết bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng đối với các hộ dân có hoạt động sản xuất, canh tác gần rừng và tích cực tố giác cá nhân có hành vi phá hoại, đốt gây cháy rừng.

3. Nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo nguy cơ cháy rừng theo các cấp cảnh báo cháy, trên cơ sở đó đề ra các biện pháp phòng chống thích hợp và chữa cháy rừng một cách có hiệu quả, đảm bảo an toàn tính mạng và giảm thiệt hại kinh tế.

4. Tiến hành phân chia, xây dựng các đường băng cản lửa: Đường băng trắng, đường băng xanh để ngăn ngọn lửa cháy lan mặt đất hoặc cháy lướt trên ngọn cây rừng… Ở những vùng có địa hình dốc, đi lại khó khăn, cần quy hoạch xây dựng và sử dụng các thung lũng, khe suối, đầm, hồ sẵn có để dự trữ nước cho công tác chữa cháy rừng hoặc xây hồ đập kiên cố để dự trữ nước phục vụ nhiều mục đích.

5. Song song với quy hoạch vùng sản xuất nương rẫy, định canh, thâm canh, luân canh, chăn thả gia súc… cần có biện pháp làm giảm vật liệu cháy như: chủ động đốt trước mùa khô, mang vật liệu cháy ra khỏi rừng, vệ sinh rừng để tạo điều kiện thuận lợi cho cây rừng sinh trưởng tốt hơn./.

6. Với lực lượng chữa cháy, cần tăng cường đào tạo kỹ thuật PCCC rừng và khắc phục hậu quả cháy rừng, cứu hộ cứu nạn khi cháy rừng xảy ra; phổ biến chính sách liên quan đến công tác PCCC rừng; tiếp cận và ứng dụng các công nghệ mới, hiệu quả cao trong PCCC rừng. Đồng thời, phối kết hợp giữa các lực lượng kiểm lâm, công an, quân đội, chính quyền địa phương và quần chúng nhân dân tham gia diễn tập PCCC rừng thường xuyên nhằm nâng cao nhận thức, làm quen với thực tế công tác chữa cháy rừng./.

                                                                                                                                                                                                                                            Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH


Thông tin tuyên truyền Thông tin tuyên truyền

Thống Kê Truy Cập Thống Kê Truy Cập

Tổng số lượt truy cập: 13729409
Số người đang truy cập: 156
Hôm nay: 15135
Hôm qua: 31330
Tuần này: 98709
Tuần trước: 228615
Tháng này: 529850
Tháng trước: 565030

Tố giác tội phạm

 

Email công vụ

Góp ý xây dựng phát triển Công an Tỉnh

 

Văn bản chỉ đạo điều hành

Kiến nghị, Phản ánh các vấn đề khác